Các tính năng

Những đặc tả

  • Khối đầu tiên được đào vào lúc 11 giờ tối giờ bờ đông Mỹ, Ngày 18 tháng 1 năm 2014
  • Không đào trước
  • Thuật toán băm X11, hiện có thể đào được với CPU/GPU/ASIC
  • Thời gian khối 2.6 phút, kích thước khối 2MB, ~56 giao dịch mỗi giây
  • Phần thưởng khối giảm 7.14% mỗi năm
  • Thuật toán điều chỉnh độ khó Dark Gravity Wave
  • Tổng lượng coin có thể sinh ra vào khoảng từ 17.74 triệu đến 18.92 triệu
  • Mạng lưới bậc hai phi tập trung của các masternode
  • Cơ chế ẩn danh ưu việt sử dụng PrivateSend
  • Giao dịch tức thời sử dụng InstantSend
  • Hệ quản trị phi tập trung bởi Blockchain cho phép các chủ masternode bỏ phiếu cho các đề xuất ngân sách và các quyết định mà ảnh hưởng đến Dash

Các masternode

Ngoài phần thưởng của Proof of Work (PoW) truyền thống cho việc đào Dash, người dùng cũng được thưởng cho việc vận hành và duy trì các máy chủ đặc biệt được gọi là masternode. Nhờ mạng hai tầng tiên tiến này, Dash có thể cung cấp các tính năng sáng tạo theo cách không cần tin tưởng và phi tập trung. Các Masternode được sử dụng cho PrivateSend, InstantSend và hệ thống quản trị và ngân quỹ. Người dùng được trả thưởng cho việc vận hành các masternode; 45% của phần thưởng khối được phân bổ để trả cho mạng lưới masternode. Bạn có thể xem hướng dẫn cụ thể về tất cả các chủ đề liên quan đến masternodes tại đây.

Masternode cung cấp những dịch vụ sau đây:

  • InstantSend cho phép có những giao dịch gần như tức thời. Các giao dịch InstantSend của Dash được xác thực đầy đủ chỉ trong vòng hai giây đồng hồ.
  • PrivateSend cho khả năng riêng tư về tài chính bằng việc che mờ nguồn cung của nguồn tiền trên blockchain.
  • Quản trị và ngân quỹ cho phép các cổ đông của Dash khả năng định hướng cho các dự án và dành 10% phần thưởng khối cho công việc phát triển các dự án và phát triển hệ sinh thái (ví dụ vào tháng 5 năm 2018, ngân sách hàng năm vượt quá 30 triệu đô la Mỹ).
  • Dash Evolution sẽ làm cho việc sử dụng tiền kỹ thuật số trở nên dễ dàng như dùng PayPal

Các chủ masternode cần phải sở hữu 1000 DASH, để chứng minh họ cần phải ký một thông điệp và phát tán nó lên mạng lưới. Những coin trong khoản đó có thể chuyển đi bất cứ khi nào, nhưng khi chuyển chúng đi thì sẽ làm cho masternode bị đẩy khỏi hàng đợi và không được trao thưởng nữa. Người chủ masternode cũng được cấp quyền bỏ phiếu cho các đề xuất. Mỗi một masternode có một phiếu bầu và phiếu bầu này có thể dùng cho các đề xuất kinh phí hoặc các quyết định quan trọng ảnh hưởng đến Dash.

Masternode làm tốn kém tiềm bạc và nỗ lực để vận hành và nó cũng được trả bằng một phần của phần thưởng khối như là cách tạo động lực. Với số lượng masternode và phần thưởng khối hiện tại, thì các masternode sẽ kiếm được xấp xỉ 8% cho khoản đầu tư 1000 Dash (nó có nghĩa là 6.97 Dash hoặc USD 1360 vào tháng 7 năm 2017) cho năm 2017. Công cụ này hiển thị tính toán tức thời về khoản tiền mà masternode kiếm được. Phần thưởng sẽ giảm đi khoảng 7% mỗi năm, nhưng việc tăng giá của Dash có thể bù đắp cho sự giảm này. Như thực tế đã xảy ra, các masternodes đã nhận được 140 Dash mỗi tháng vào đầu năm 2016, nhưng điều này thực sự là ít tiền hơn so với ngày nay: 600 đô la Mỹ mỗi tháng. Ngoài ra còn có khả năng cho các masternode kiếm tiền từ các khoản phí giao dịch trong tương lai.

PrivateSend

PrivateSend cho bạn thực sự riêng tư về tài chính bằng việc che khuất nguồn gốc nguồn tiền của bạn. Tất cả số Dash trong ví của bạn gồm có "các đầu vào" khác nhau, mà bạn có thể nghĩ chúng là các coin tách rời, phân biệt. PrivateSend sử dụng một quy trình trộn tiên tiến để trộn lẫn các đầu vào của bạn với những đầu vào của hai hay nhiều người khác, mà không làm cho số coin của bạn đi ra khỏi ví. Bạn vẫn giữ quyền kiểm soát tiền của bạn ở bất cứ thời điểm nào.

Bạn có thể xem hướng dẫn thực hành việc sử dụng PrivateSend ở đây.

Tiến trình làm việc của PrivateSend hoạt động như sau:

  1. PrivateSend begins by breaking your transaction inputs down into standard denominations. These denominations are 0.001, 0.01, 0.1, 1 and 10 DASH -- much like the paper money you use every day.
  2. Ví của bạn sau đó sẽ gửi yêu cầu cho một nút có phần mềm được cấu hình đặc biệt trên mạng, được gọi là "masternode". Các masternode được thông báo rằng bạn đang muốn trộn một mệnh giá nhất định. Không có thông tin nhận dạng nào được gửi cho các masternode, và họ không bao giờ biết bạn "là ai".
  3. Khi có hai người khác gửi các thông điệp tương tự, cho biết họ muốn trộn cùng một mệnh giá, thì một phiên trộn sẽ bắt đầu. Masternode trộn những đầu vào và ra lệnh cho tất cả các ví của ba người dùng bắt đầu biến đổi đầu vào để trả cho chính họ. Ví của bạn trả mệnh giá đó trực tiếp cho chính nó, nhưng trong một địa chỉ khác (gọi là địa chỉ đổi tiền hay địa chỉ trả tiền lẻ).
  4. In order to fully obscure your funds, your wallet must repeat this process a number of times with each denomination. Each time the process is completed, it's called a "round". Each round of PrivateSend makes it exponentially more difficult to determine where your funds originated. The user may choose between 1-16 rounds of mixing.
  5. Quá trình trộn xảy ra ở chế độ nền mà không cần bạn can thiệp. Khi bạn muốn gửi một giao dịch, lúc ngân quỹ của bạn đã được ẩn danh. Thì lúc đó không còn cần phải chờ đợi gì thêm.

Chú ý rằng những giao dịch PrivateSend sẽ được làm tròn để tất cả các đầu vào giao dịch đều được chi tiêu. Bất kỳ số Dash dư thừa sẽ được chi tiêu vào phí giao dịch.

QUAN TRỌNG: Ví của bạn chỉ chứa 1000 "địa chỉ trả tiền lẻ". Mỗi khi có lần trộn xảy ra, một trong những địa chỉ được dùng hết. Khi chúng đã được sử dụng hết, ví của bạn phải tạo thêm các địa chỉ nữa. Nó chỉ có thể làm điều này, nếu bạn bật chế độ tự động sao lưu. Do đó, những ai tắt chế độ sao lưu thì cũng tắt chế độ PrivateSend.

InstantSend

Các loại tiền số phi tập trung truyền thống phải đợi một khoảng thời gian nhất định để đủ các khối được thông qua để đảm bảo rằng giao dịch không thể bị đảo ngược và không bị cố tiêu lại nhiều lần một số tiền đã được tiêu trước đó ở đâu đó khác. Quá trình này rất tốn thời gian, và nó thường mất ở đâu đó vào khoảng từ 15 phút cho đến hàng giờ cho đủ số lượng được chấp nhận rộng rãi trong sáu khối nối tiếp. Những loại tiền số khác đạt được thời gian xác thực nhanh hơn bằng cách tập trung quyền hạn trên mạng ở những mức độ khác nhau.

Dash không phải chịu những giới hạn này nhờ có mạng lưới bậc hai của các masternode. Các Masternode có thể được gọi để hình thành các quorum bỏ phiếu để kiểu tra rằng liệu các giao dịch được gửi có hợp lệ không. Nếu nó hợp lệ, các masternode sẽ "khoá" những đầu vào của những giao dịch này và phát tán thông tin này lên mạng, điều này hứa hẹn rằng giao dịch sẽ được gộp vào trong khối được khai thác và không cho phép những chi tiêu khác trên những đầu vào đó trong khoảng thời gian xác thực.

Công nghệ InstantSend sẽ cho phép những đồng tiền như Dash có thể cạnh tranh với những hệ thống giao dịch gần như tức thời như thẻ tín dụng cho các tình huống như điểm bán hàng trong khi không cần phải dựa vào thẩm quyền tập trung. Việc có nhiều nhà kinh doanh chấp nhận rộng rãi Dash và InstantSend có thể làm nên một cuộc cách mạng về tiền số bằng việc giảm thời gian trễ của các giao dịch từ lâu như hàng giờ (với Bitcoin) xuống một khoảng thời gian rất ngắn là vài giây.

Bạn có thể xem hướng dẫn thực hành việc sử dụng InstantSend ở đây. InstantSend được giới thiệu trong một bản cáo bạch gọi là Khoá giao dịch và Đồng thuận Masternode: Cơ chế giảm thiểu các cuộc tấn công chi tiêu lặp.

Làm thế nào mà cơ chế 'InstantSend' của Dash bảo vệ người bán khỏi sự tiêu lặp, Dash Detail của Amanda B. Johnson, ngày 16 tháng 9 năm 2016

ChainLocks

ChainLocks are a feature provided by the Dash Network which provides certainty when accepting payments. This technology, particularly when used in parallel with InstantSend, creates an environment in which payments can be accepted immediately and without the risk of “Blockchain Reorganization Events”.

The risk of blockchain reorganization is typically addressed by requiring multiple “confirmations” before a transaction can be safely accepted as payment. This type of indirect security is effective, but at a cost of time and user experience. ChainLocks are a solution for this problem.

ChainLocks Process Overview

Every twelve hours a new “LLMQ” (Long-Lasting Masternode Quorum) is formed using a “DKG” (Distributed Key Generation) process. All members of this Quorum are responsible for observing, and subsequently affirming, newly mined blocks:

  1. Whenever a block is mined, Quorum Members will broadcast a signed message containing the observed block to the rest of the Quorum.
  2. If 60% or more of the Quorum sees the same new block they will collectively form a “CLSIG” (ChainLock Signature) message which will be broadcast to the remainder of the network.
  3. When a valid ChainLock Signature is received by a client on the network, it will reject all blocks at the same height that do not match the block specified in that message.

The result is a quick and unambiguous decision on the “correct” blockchain for integrated clients and wallets. From a security perspective, this also makes reorganizations prior to this block impossible. See DIP0008 ChainLocks for a full description of how ChainLocks work.

Sporks

Để đối phó với các vấn đề không lường trước được khi triển khai bản cập nhật lớn "RC3" vào tháng 6 năm 2014, nhóm phát triển Dash đã tạo cơ chế theo đó mã cập nhật được phát hành cho mạng, nhưng không được kích hoạt ngay lập tức ("thi hành"). Sự cải tiến này cho phép việc chuyển đổi trơn tru hơn hình thức hard fork truyền thống, cũng như việc thu thập dữ liệu thử nghiệm trong môi trường mạng trực tiếp. Quá trình phân chia nhiều giai đoạn này thường được gọi là "soft fork" nhưng cộng đồng trìu mến gọi nó là "spork" và thành tên như vậy.

Các tính năng hoặc các phiên bản mới của Dash đang được kiểm tra một cách kỹ lưỡng trên mạng testnet trước khi công bố lên mạng chính thức. Khi một chức năng hoặc một phiên bản của Dash được công bố trên mạng chính thức, thông tin được gửi cho người dùng để nhắc họ về những thay đổi và cho họ nâng cấp phần mềm của mình. Những ai nâng cấp phần mềm sẽ chạy mã mới, nhưng nó chưa được kích hoạt đến tận khi có đủ một lượng phần trăm nhất định (thường khoảng 80%) thì mới đạt được sự đồng thuận về việc chạy đó. Trong trường hợp khi có lỗi xảy ra đối với bản mã mới, những khối của phần mềm mới không bị từ chối bởi mạng lưới và tránh được việc phân nhánh không mong muốn. Dữ liệu về lỗi sau đó có thể được thu thập và chuyển tiếp đến nhóm phát triển. Khi nhóm phát triển hài lòng với sự ổn định của mã mới trong môi trường mạng chính - và một khi sự đồng thuận của mạng đã đạt được - việc thực thi mã cập nhật có thể được kích hoạt từ xa bởi nhiều thành viên của Core Team cùng ký vào một thông điệp với các khoá riêng của họ. Nếu có vấn đề phát sinh, mã có thể bị vô hiệu hóa theo cách tương tự, mà không cần cập nhật toàn bộ hoặc cập nhật phần mềm. Để có thông tin kỹ thuật cụ thể về các spork riêng, hãy xem ở đây.

Thuật toán băm X11

X11 là một thuật toán băm được sử dụng rộng rãi, nó được tạo ra bởi người phát triển ra Dash tên là Evan Duffield. Chuỗi các thuật toán băm của X11 sử dụng một chuỗi 11 thuật toán băm để xử lý vấn đề proof-of-work. Nó cũng giúp cho việc phân phối coin một cách công bằng và các coin của Dash cũng được phân phối theo cách giống như với Bitcoin. X11 được tạo ra sao cho việc tạo khó khăn hơn trong việc tạo ra chip ASIC, và như vậy nó cho phép coin có nhiều thời gian hơn để phát triển trước khi bị đe doạ bởi sự tập trung hoá của việc đào coin. Cách tiếp cận này cũng khá thành công; và đầu năm 2016 thì chip ASIC dành cho X11 được ra mắt và nó chiếm một phần khá lớn trong tổng năng lực băm của mạng lưới, nhưng điều đó vẫn không làm cho nó bị một mức độ tập trung như Bitcoin hiện nay. Thông tin về việc đào coin với X11 có thể tìm thấy ở phần Đào coin trong tài liệu này.

X11 là tên của một chuỗi các thuật toán proof-of-work (PoW) được giới thiệu trong  Dash (ra mắt vào tháng Giêng năm 2014 với tên là "Xcoin"). Nó một phần có được nhờ cảm hứng của chuỗi các thuật toán băm giống như Quark, và thêm vào độ "sâu" và độ phức tạp bằng cách tăng số lượng phép băm, nhưng nó khác với Quark ở chỗ số vòng băm được xác định trước một trật tự thay vì sử dụng các phép băm được chọn một cách ngẫu nhiên.

Thuật toán X11 sử dụng nhiều vòng của 11 thuật toán băm (blake, bmw, groestl, jh, keccak, skein, luffa, cubehash, shavite, simd, echo), như vậy nó đảm bảo sự an toàn cao nhất nhờ sự kết hợp các thuật toán băm rất tinh vi mà thường được sử dụng trong các loại tiền điện tử hiện đại. Cái tên X11 không liên quan đến hệ thống cửa sổ mã nguồn mở X11, thông dụng trên các hệ điều hành kiểu Unix.

Ưu điểm của X11

Việc tăng độ phức tạp của chuỗi các thuật toán nhằm nâng cao mức độ an toàn và giảm sự không chắc chắn cho tiền kỹ thuật số, so với việc sử dụng giải pháp PoW dùng một thuật toán đơn, dùng thuật toán đơn là không bảo đảm cho việc rủi ro về mặt an ninh mà người ta gọi là SPOF (Một Điểm Chịu Lỗi). Ví dụ, giả sử có khả năng về tính toán mà nó "phá vỡ" thuật toán SHA256 thì nó có thể gây nguy hại cho toàn bộ mạng lưới của Bitcoin cho đến khi Bitcoin phải chuyển đổi bằng hard fork sang thuật toán mới.

Trong sự kiện tương tự nếu có sự cố về mặt tính toán, một loại tiền dùng cơ chế PoW với X11 sẽ vẫn hoạt động một cách an toàn trừ khi cả 11 thuật toán băm đều được phá vỡ một cách đồng thời. Thậm chí nếu vài thuật toán băm trong X11 được chứng minh là không đáng tin cậy, thì nó vẫn đủ thời gian để cảnh báo cho đồng tiền dùng X11 đánh giá và thay thế những thuật toán băm có vấn đề bằng các thuật toán băm khác đáng tin cậy hơn.

Với đặc tính đầu cơ của các loại tiền kỹ thuật số và những tính chất không chắc chắn được thừa kế của nó như là một lĩnh vực mới, thì thuật toán X11 có thể cung cấp sự tự tin cao hơn cho người dùng cũng như những nhà đầu tư tiềm năng mà cách tiếp cận sử dụng một thuật toán đơn không giải quyết được. Giải pháp sử dụng chuỗi các thuật toán băm như X11, cung cấp sự an toàn nâng cao và tính bền vững hơn trong mục đích gìn giữ giá trị, đa dạng hoá đầu tư và bảo hiểm trước những rủi ro liên quan như vấn đề SPOF (Một điểm Chịu lỗi Đơn lẻ) của các loại tiền điện tử sử dụng một thuật toán băm đơn.

Evan Duffield, người sáng lập của Dash và chuỗi thuật toán băm X11, đã một số lần viết rằng việc tích hợp X11 vào Dash không nhằm mục đích ngăn chặn các nhà sản xuất tạo ra chip ASIC cho thuật toán X11 trong tương lai, mà chỉ cung cấp cách chuyển đổi tương tự như Bitcoin là có (CPU, GPU, và ASIC).

Dark Gravity Wave

DGW hay Dark Gravity Wave là một thuật toán mã nguồn mở để điều chỉnh độ khó cho các loại tiền điện tử dựa trên Bitcoin, nó lần đầu tiên được sử dụng ở Dash và sau đó xuất hiện trên nhiều loại tiền điện tử khác. DGW được sáng tạo ra bởi Evan Duffield, cũng là người sáng lập ra Dash, để xử lý cho vấn đề bù-thời-gian được tìm thấy ở Kimoto's Gravity Well. Khái niệm về DGW cũng tương tự như thuật toán Kimoto Gravity Well, là điều chỉnh mức độ khó ở mỗi block (thay vì mỗi 2016 block giống như ở Bitcoin) dựa trên những dữ liệu thống kê được tìm thấy từ những block gần nhất. Nó cũng làm cho việc sinh khối với khoảng thời gian tương đối đồng nhất, thậm chí ngay cả khi tổng tốc độ băm dao động mạnh, mà không phải gánh chịu lỗi bù-thời-gian.

  • Phiên bản 2.0 của  DGW đã được thực hiện ở  Dash từ khối 45,000 trở về sau để hoàn toàn làm giảm nhẹ loại lợi dụng làm-lệch-thời-gian.
  • Phiên bản 3.0 được thực hiện vào ngày 14 tháng 5 năm 2014 để tiếp tục cải tiến điều chỉnh độ khó với sự chuyển đổi mượt hơn. Nó cũng xử lý vấn đề với nhiều kiến trúc mà có nhiều cấp độ khác nhau của độ chính xác của dấu chấm động thông qua việc sử dụng số nguyên.

Tốc độ phát sinh

Các loại tiền kỹ thuật số như Dash và Bitcoin được tạo ra thông qua một tiến trình giải quyết vấn đề khó về lĩnh vực mật mã học gọi là đào coin. Đào coin liên quan đến việc liên tục phải giải quyết các thuật toán băm đến khi tìm được lời giải phù hợp cho cái khó của đào coin. Một khi giải pháp được tìm ra, thợ mỏ được phép tạo ra một số đơn vị tiền mới. Cái này gọi là phần thưởng khối. Để đảm bảo cho việc đồng tiền không bị lạm phát vô hạn, phần thưởng khối được thiết kế để giảm dần theo thời gian, như trong tính toán này. . Biểu đồ hiển thị kết quả dữ liệu trong một đường cong cho thấy tổng số lượng coin được lưu thông, nó được biết với cái tên là tỷ lệ phát sinh coin.

Trong khi Dash dựa trên Bitcoin, nó cũng thay đổi rất nhiều tỷ lệ phát sinh coin để đưa ra khả năng giảm bớt lượng coin phát sinh một cách trơn tru hơn theo thời gian. Trong khi Bitcoin giảm lượng con phát sinh theo tỷ lệ 50% cứ mỗi 4 năm, thì Dash lại giảm dần lượng coin phát sinh Theo tỷ lệ 1/14 (xấp xỉ 7.14%) cứ mỗi 210240 khối (xấp xỉ 383.25 ngày). Chúng ta có thể thấy sự giảm phần thưởng khối bởi một lượng nhỏ dần mỗi năm làm cho sự chuyển đổi được trơn tru hơn về phía phần thưởng dựa dần về phí giao dịch so với Bitcoin.

../_images/coin_emission.jpg

So sánh tốc độ phát sinh coin giữa Bitcoin và Dash

Tổng số coin phát sinh ra

Tổng số coin phát sinh của Bitcoin có thể được tính là tổng của một chuỗi hình học, với tổng số phát sinh tiệm cận (nhưng không bao giờ chạm tới) 21,000,000 BTC. Nó sẽ tiếp tục sinh đến tận năm 2140, nhưng phần thưởng khi đào coin sẽ giảm một cách nhanh chóng mà 99% của tất cả số bitcoin sẽ được lưu thông vào năm 2036, và 99.9% vào năm 2048.

Tổng số Dash được phát sinh cũng sẽ là tổng của chuỗi hình học, nhưng tổng số tiền phát sinh là không chắc chắn bởi vì không thể biết bao nhiêu của 10% phần thưởng khối dự trữ cho các đề xuất ngân sách sẽ thực tế được cấp phát, vì nó còn phụ thuộc vào việc bỏ phiếu trong tương lai. Dash sẽ tiếp tục phát sinh coin trong vòng xấp xỉ 192 năm trước khi mà tổng số coin phát sinh cho cả một năm là ít hơn 1 DASH. Sau năm 2209 chỉ còn có 14 DASH sẽ được tạo ra. Đồng DASH cuối cùng sẽ mất đến 231 năm để sinh ra, bắt đầu từ năm 2246 và việc sinh ra đồng cuối cùng này sẽ dừng lại vào năm 2477. Dựa trên các con số đó, nguồn cung cấp số coin tối đa và tối thiểu vào năm 2254 có thể được tính trong khoảng như sau:

17,742,696 DASH Giả sử không phân bổ ngân quỹ
18,921,005 DASH Giả sử phân bổ toàn bộ quỹ

Phân phối phần thưởng khối

Không giống như Bitcoin, đã cấp phát 100% phần thưởng khối cho các thợ mỏ, Dash giữ lại 10% của phần thưởng khối để dùng cho hệ thống ngân sách phi tập trung. Phần còn lại của phần thưởng khối, cũng như các khoản phí giao dịch, được chia 50/50 giữa thợ mỏ và một masternode, nó được chọn bằng việc áp dụng logic thanh toán. Dash có các siêu khối, nó sẽ xuất hiện cứ mỗi 16616 khối (xấp xỉ 30.29 ngày) và sẽ giải ngân khoản lên đến 10% của ngân sách tích luỹ được giữ lại trong suốt chu kỳ thanh toán cho những đề xuất thắng cử trong hệ thống ngân sách. Tùy thuộc vào việc sử dụng ngân sách, điều này dẫn đến cấp phát một lượng coin tương đương trong một chu kỳ ngân sách như sau:

45% Phần thưởng cho việc đào
45% Phần thưởng của Masternode cho Bằng-chứng-phục-vụ
10% Cơ chế quản trị ngân sách phi tập trung

Tài liệu này là dựa trên tính toán và bài viết của moocowmoo. Hãy xem bài viết trên reddit này để có thêm thông tin chi tiết, hoặc tự chạy tính toán việc phát sinh coin của riêng bạn bằng việc sử dụng công cụ. Xem website này để có dữ liệu trực tiếp về những thông tin thống kê hiện tại của mạng.

Quản trị Phi tập trung

Hệ Quản trị Phi tập trung trên Blockchain, hay DGBB, là một nỗ lực của Dash nhằm giải quyết hai vấn đề quan trọng trong lĩnh vực tiền số: đó là quản trị và cấp vốn. Quản trị một dự án phi tập trung là rất khó, bởi vì theo định nghĩa thì nó không có một thẩm quyền tập trung nào để ra những quyết định cho dự án. Ở Dash, những quyết định như vậy được thực hiện bởi chính mạng lưới, đó chính là các chủ masternode. Hệ thống DGBB cho phép mỗi masternode được bỏ phiếu một lần (yes/no/bỏ qua) cho mỗi một đề xuất. Nếu một đề xuất được thông qua, nó có thể được thực hiện (hoặc không) bởi những người phát triển của Dash. Một ví dụ điển hình là đầu năm 2016, khi nhóm Dash Core gửi đề xuất cho mạng lưới và đề nghị tăng kích thước khối lên 2 MB. Chỉ trong vòng 24 giờ, mạng lưới đã đạt được sự đồng thuận và cho phép sự thay đổi này. So với mạng lưới Bitcoin, nơi mà tranh cãi về kích thước khối này kéo dài đến gần ba năm.

Hệ thống DGBB cũng cung cấp một ý nghĩa cho Dash là cấp vốn cho sự phát triển của chính nó. Trong khi những dự án khác phải phụ thuộc kinh phí vào sự tài trợ hoặc sự hiến tặng, thì Dash dành 10% của phần thưởng khối để cấp vốn cho sự phát triển của chính nó. Khi mỗi khối được đào, 45% phần thưởng sẽ trả cho thợ mỏ, 45% được trả cho masternode, và 10% còn lại không được tạo ngay mà chờ đến cuối tháng. Trong tháng, bất kỳ ai cũng có thể tạo một đề xuất xin kinh phí từ mạng lưới. Nếu đề xuất được thông qua với bởi nhất 10% của mạng lưới masternode, thì cuối tháng một chuỗi gọi là "siêu khối" sẽ được tạo ra. Tại thời điểm đó, phần thưởng khối mà đã chưa được chi trả (10% của mỗi khối) sẽ được sử dụng để cấp vốn cho những đề xuất được thông qua. Như vậy mạng lưới tự cấp vốn cho chính nó bằng việc dành riêng 10% của phần thưởng khối cho ngân sách các dự án.

Bạn có thể đọc thêm về cơ chế quản trị của Dash ở mục Quản Trị của tài liệu này.

Sentinel

Sentinel is an autonomous agent for persisting, processing and automating Dash 12.1 governance objects and tasks, and for expanded functions in the upcoming Dash 1.0 release (Evolution). Sentinel is implemented as a Python application that binds to a local version 12.1 dashd instance on each Dash 12.1 masternode.

Một Đối tượng Quản trị (hoặc "govObject") là một cấu trúc chung được giới thiệu trong Dash Core 12.1 cho phép việc tạo ra các đề xuất ngân sách, các Trigger, và các Watchdogs. Lớp kế thừa cũng sử dụng để mở rộng đối tượng chung này thành một đối tượng "Đề xuất" để thay thế hệ thống ngân sách hiện nay của Dash.

../_images/sentinel.png

Sơ đồ làm nổi bật mối quan hệ giữa Dash Sentinel và Core

"Sự khác biết với Sentinel là thực sự kiến trúc này không dễ/hay thú vị khi giải thích với người dùng về bước chuyển từ 12.0 lên các những tính năng của Evo (nhưng chưa thực hiện chúng một cách đầy đủ), và Sentinel dẫu sao chỉ là một phần của những cải tiến trong 12.1. Trước Sentinel, chức năng quản trị được "ghi cứng" vào trong mã chương trình. Sentinel làm trừu tượng hoá quá trình này bởi vì trong Evolution có nhiều kiểu đối tượng, từ người dùng đến tài khoản đến thông tin liên hệ,... và nếu chúng ta không thực hiện thay đổi này trước, thì những thay đổi trong tương lai/những cải tiến trong Evolution (ví dụ như thêm kiểu đối tượng) sẽ cần phải thay đổi mã nguồn của phần mềm lõi. Bây giờ phần Lõi là không thể biết đối với các loại đối tượng và chúng ta có thể lấy chúng ra khỏi trải nghiệm của nười dùng và nó không chỉ là quản trị. Trong phạm vi tài liệu này, không có một cáo bạch nào cụ thể về Sentinel, nhưng chúng ta có rất nhiều tài liệu cho Evo trong tiến trình RFC sắp tới nó sẽ được dùng như là phần cơ bản của quá trình phát triển Evo."

—Andy Freer, lập trình viên cho Evolution

Phí giao dịch

Transactions on the Dash network are recorded in blocks on the blockchain. The size of each transaction is measured in bytes, but there is not necessarily a correlation between high value transactions and the number of bytes required to process the transaction. Instead, transaction size is affected by how many input and output addresses are involved, since more data must be written in the block to store this information. Each new block is generated by a miner, who is paid for completing the work to generate the block with a block reward. In order to prevent the network from being filled with spam transactions, the size of each block is artificially limited. As transaction volume increases, the space in each block becomes a scarce commodity. Because miners are not obliged to include any transaction in the blocks they produce, once blocks are full, a voluntary transaction fee can be included as an incentive to the miner to process the transaction. Most wallets include a small fee by default, although some miners will process transactions even if no fee is included.

The release of Dash 0.12.2.0 and activation of DIP0001 saw a simultaneous reduction of fees by a factor of 10, while the block size was increased from 1MB to 2MB to promote continued growth of low-cost transactions even as the cost of Dash rises. Dash also supports InstantSend and PrivateSend transactions, which operate on a different and mandatory fee schedule. Dash 0.13.0.0 introduced InstantSend autolocks, which causes masternodes to automatically attempt to lock any transaction with 4 or fewer inputs — which are referred to as “simple” transactions — and removes the additional fee for InstantSend. The fee schedule for Dash 0.13.x as of December 2018 is as follows:

Kiểu giao dịch Mức phí gợi ý Mỗi đơn vị
Giao dịch chuẩn .00001 DASH Cho mỗi kB dữ liệu giao dịch
InstantSend autolock .00001 DASH Cho mỗi kB dữ liệu giao dịch
InstantSend .0001 DASH Cho mỗi đầu vào giao dịch
PrivateSend .001 DASH Mỗi 10 vòng trộn (trung bình)

As an example, a standard and relatively simple transaction on the Dash network with one input, one output and a possible change address typically fits in the range of 200 - 400 bytes. Assuming a price of US$100 per DASH, the fee falls in the range of $0.0002 - $0.0004, or 1/50th of a cent. Processing a simple transaction using InstantSend at the same price is free of charge, while more complex InstantSend transactions may cost around 1-2 cents per transaction, depending on the number of inputs. These fees apply regardless of the Dash or dollar value of the transaction itself.

PrivateSend works by creating denominations of 10, 1, 0.1, 0.01 and 0.001 DASH and then mixing these denominations with other users. Creation of the denominations is charged at the default fee for a standard transaction. Mixing is free, but to prevent spam attacks, an average of one in ten mixing transactions are charged a fee of 0.0001 DASH. Spending inputs mixed using PrivateSend incurs the usual standard or InstantSend fees, but to avoid creating a potentially identifiable change address, the fee is always rounded up to the lowest possible denomination. This is typically .001 DASH, so it is important to deduct the fee from the amount being sent if possible to minimise fees. Combining InstantSend and PrivateSend may be expensive due to this requirement and the fact that a PrivateSend transaction may require several inputs, while InstantSend charges a fee of 0.0001 DASH per input. Always check your fees before sending a transaction.

Evolution

Dash Evolution is the code name for a decentralized currency platform built on Dash blockchain technology. The goal is to provide simple access to the unique features and benefits of Dash to assist in the creation of decentralized technology. Dash introduces a tiered network design, which allows users to do various jobs for the network, along with decentralized API access and a decentralized file system.

Dash Evolution will be released in stages. Dash Core releases 0.12.1 through to 0.12.3 lay the groundwork for the decentralized features behind the scenes. Version 0.13 introduces the foundation of Evolution, specifically DIP2 Special Transactions and DIP3 Deterministic Masternode Lists. Version 0.14 establishes DIP6 Long Living Masternode Quorums. Expected in late 2019, Dash Core 1.0 will introduce key Evolution features such as username-based payments, the world's first decentralized API (DAPI) and a decentralized data storage system (Dash Drive) based on IPFS.

Dưới đây là công việc hiện tại của chúng tôi về Evolution, ngoài ra còn có thêm nhiều thành phần như:

  • Dash Drive: A decentralized shared file system for user data that lives on the second tier network
  • DAPI: Là giao diện lập trình phi tập trung cho phép người dùng trên các ứng dụng bậc 3 có thể truy cập mạng lưới một cách an toàn
  • DashPay Decentralized Wallets: Là những ví nhẹ được kết nối với mạng thông qua DAPI và chạy trên nhiều nền tảng khác nhau
  • Bậc hai: Là mạng lưới masternode, nó cung cấp hạ tầng bổ sung cho dự án
  • Ngân sách: Mạng bậc hai cho phép việc bỏ phiếu để cấp phát ngân sách cho những dự án cụ thể của mạng lưới qua hệ thống ngân sách
  • Quản trị: Mạng bậc hai cho phép việc bỏ phiếu để quản trị hệ thống tiền tệ và quản lý các hoạt động cần thiết của hệ thống tiền tệ
  • Deterministic Masternode Lists: This feature introduces an on-chain masternode list, which can be used to calculate past and present quorums
  • Social Wallet: We introduce a social wallet, which allows friends lists, grouping of users and shared multisig accounts

Xem trước về Evolution

Những video sau đây được giới thiệu bởi người sáng lập Dash là Evan Duffield và trưởng nhóm phát triển UI/UX là Chuck Williams mô tả quy trình phát triển và những tính năng dự kiến của nền tảng Dash Evolution.

Evolution Demo #1 - The First Dash DAP, 16 tháng 3 năm 2018

Evolution Demo #2 - Mobile Evolution, 25 tháng 4 năm 2018

Evolution Demo #3 - Trải nghiệm người dùng Dashpay, 15 tháng 5 năm 2018

Chuck Williams với Evolution, Hội thảo của Dash ở London, 14 tháng 9 năm 2017

Evan Duffield Lộ trình của Evolution, Dash Force News, 28 tháng 6 năm 2017